Ngành Kinh tế giáo dục (Education Economic) Mã ngành 7149001

16-04-2021 00:00 Lượt xem: 5,152

Ngành kinh tế giáo dục (educational economics) , mã ngành 7149001

- Khoa phụ trách: Khoa Quản lý

- Trình độ đào tạo: Đại học

- Tên văn bằng sau tốt nghiệp: Cử nhân Kinh tế giáo dục

- Thời gian đào tạo: 4 năm

1. Giới thiệu ngành:

Học viện Quản lý giáo dục là cơ sở giáo dục đại học đầu tiên và duy nhất đào tạo cử nhân Kinh tế giáo dục tại Việt Nam hiện nay.  Chương trình đào tạo ngành Kinh tế Giáo dục nhằm trang bị cho người học những kiến thức cơ bản và chuyên sâu về kinh tế được ứng dụng trong giáo dục và quản lý giáo dục; hình thành và phát triển các kỹ năng phân tích, đánh giá, hoạch định và tổ chức thực hiện, giải quyết các vấn đề kinh tế thuộc các lĩnh vực, các cấp khác nhau của nền kinh tế quốc dân nói chung và  giáo dục đào tạo nói riêng.

Phương pháp đào tạo: Sử dụng các phương pháp dạy học tiên tiến nhằm tích cực hóa hoạt động của người học, tăng cường các hoạt động thực hành, thực tế gắn với vị trí việc làm, theo định hướng phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực của người học. Thông qua việc liên kết với một số cơ sở giáo dục, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, sinh viên có cơ hội tiếp cận thực tiễn ngay trong quá trình đào tạo; đồng thời, thông qua các hoạt động nghiên cứu khoa học, các hoạt động ngoại khóa, sinh viên được khuyến khích, phát huy tính sáng tạo và kỹ năng mềm ; nhờ đó phát triển năng lực nghề nghiệp, tăng cường khả năng thích ứng với yêu cầu của thị trường lao động ngay sau khi tốt nghiệp;

2. Triển vọng nghề nghiệp

Chuyên viên, kế toán viên, nhân viên marketing, cán bộ quản lý tại các cơ sở giáo dục, các viện nghiên cứu, tạp chí, các bộ phận chuyên trách về giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp, tập đoàn, tổ chức; Giảng viên giảng dạy kinh tế giáo dục tại các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp; Nghiên cứu viên nghiên cứu về kinh tế, nghiên cứu cơ sở kinh tế học cho việc phát triển các chính sách trong lĩnh vực giáo dục ở cấp độ vi mô và vĩ mô trong các cơ sở giáo dục, công ty, viện nghiên cứu, các cơ quan, tổ chức các dự án trong nước và quốc tế.

3. Phương thức xét tuyển vào Học viện

3.1. Phương thức 1. Dựa vào xét tuyển học bạ THPT

3.1.1 Cách tính điểm:

Thí sinh sử dụng kết quả học tập THPT để xét tuyển vào Học viện Quản lý giáo dục theo kết quả học tập 03 học kỳ gồm HK1 năm lớp 11, HK2 năm lớp 11, HK1 năm lớp 12, cụ thể cách tính điểm xét tuyển học bạ như sau:  

- Điểm xét tuyển Học bạ = Điểm trung bình Học kỳ 1 năm lớp 11 + Điểm trung bình Học kỳ 2 lớp 11 + Điểm trung bình Học kỳ 1 lớp 12.

- Học viện nhận hồ sơ có điểm xét tuyển Học bạ đạt từ 17,0 điểm trở lên (năm 2021).

- Thí sinh được xét trúng tuyển ở phương thức xét tuyển dựa vào học bạ chỉ được công nhận trúng tuyển chính thức khi đã tốt nghiệp chương trình THPT của Việt Nam (giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên), hoặc đã tốt nghiệp trình độ trung cấp hoặc đã tốt nghiệp chương trình THPT của nước ngoài ở nước ngoài hoặc ở Việt Nam;

3.1.2. Hồ sơ đăng ký xét tuyển

- Phiếu đăng ký xét tuyển theo mẫu của Học viện.

- Bản photocopy công chứng học bạ THPT;

- Bản photocopy công chứng bằng tốt nghiệp THPT hoặc Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời (Đối với thí sinh tốt nghiệp năm 2021 có thể nộp bổ sung Giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT tạm thời sau khi trúng tuyển và làm thủ tục nhập học).

- Lệ phí xét tuyển: 30.000 đ/ hồ sơ (thí sinh nộp sau khi nhập học tại Học viện)

- Giấy chứng nhận ưu tiên (nếu có).

3.2 Phương thức 2. Sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT 2021

- Thí sinh sử dụng kết quả tổ hợp các bài thi/môn thi để xét tuyển vào các ngành theo các tổ hợp xét tuyển: A00, A01, D01, D10

- Thí sinh được hưởng Chính sách ưu tiên trong tuyển sinh (đối tượng, khu vực) theo Quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Cách thức đăng ký xét tuyển: Thí sinh đăng ký xét tuyển trên Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3.3. Phương thức 3. Tuyển thẳng.

- Học viện tuyển thẳng vào tất cả các ngành theo thứ tự ưu tiên từ đối tượng 1 đến đối tượng 5.

+ Đối tượng 1: Những thí sinh thuộc các đối tượng xét tuyển thẳng theo quy định trong Quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

+ Đối tượng 2: Thí sinh đạt giải nhất, nhì, ba, khuyến khích tại các kỳ thi học sinh giỏi cấp Tỉnh/Thành phố một trong các môn thuộc tổ hợp xét tuyển của Học viện hoặc đạt giải nhất, nhì, ba, khuyến khích tại kỳ thi khoa học kỹ thuật cấp Tỉnh/Thành phố;

+ Đối tượng 3: Thí sinh học tại các trường chuyên;

+ Đối tượng 4: Thí sinh có học lực loại giỏi 3 năm lớp 10, 11, 12 (đối với học sinh TN năm 2021 chỉ xét HK1 năm lớp 12);

+ Đối tượng 5: Thí sinh có học lực loại khá trở lên học kỳ 1 năm lớp 12, đạt chứng chỉ Tiếng Anh từ 5.0 IELTS hoặc tương đương trở lên.

- Hình thức nộp hồ sơ xét tuyển:

+ Đối tượng 1: Theo Quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo.

+ Đối tượng 2,3,4,5: Phiếu đăng ký xét tuyển thẳng (mẫu kèm theo) và bản sao công chứng hợp lệ các giấy tờ sau:

1. Giấy chứng nhận đoạt giải tại các Kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp Tỉnh/Thành phố hoặc tại Kỳ thi khoa học kỹ thuật cấp Tỉnh/Thành phố; (đối tượng 2)

2. Học bạ THPT; (Đối tượng 3,4,5)

3. Chứng chỉ Tiếng Anh từ 5.0 IELTS hoặc tương đương trở lên (đối tượng 5);

4. Giấy chứng nhận các đối tượng ưu tiên tuyển thẳng khác (nếu có).

- Thời gian nộp hồ sơ đăng ký và xét tuyển thẳng:

+ Đối tượng 1: Thí sinh gửi hồ sơ về Sở GDĐT theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

+ Đối tượng 2, 3, 4, 5: Thí sinh gửi hồ sơ về Học viện Quản lý giáo dục theo thời hạn quy định của Học viện Quản lý giáo dục và Bộ Giáo dục và Đào tạo.

4. Chương trình và kế hoạch đào tạo

Chương trình đào tạo được thay đổi định kỳ để đáp ứng yêu cầu thực tế.

TT

Mã số

Môn học

Số tín chỉ

Kỳ học

A

 

Khối kiến thức giáo dục đại cương

34

 

I

 

Phần kiến thức chung

25

 

1

MC001

Triết học

3

1

2

MC002

Kinh tế chính trị Mác - Lênin

2

2

3

MC003

Chủ nghĩa xã hội khoa học

2

3

4

MC004

Tư tưởng Hồ Chí Minh

2

4

5

MC005

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

2

5

6

MC004

Tiếng Anh 1

3

1

7

MC005

Tiếng Anh 2

3

2

8

MC006

Logic học

3

1

9

MC007

Pháp luật đại cương

3

2

10

MC008

Tin học cơ sở

3

1

II

 

Phần kiến thức cơ bản chung của nhóm ngành

9

 

II.1

 

Các học phần bắt buộc

6

 

11

CN116

Xác suất và thống kê

3

3

12

MC012

Phương pháp luận nghiên cứu khoa học

3

3

II.2

 

Các học phần tự chọn (Chọn 1 trong 5 học phần dưới đây)

3/15

 

13

MC014

Đại cương về dân tộc và tôn giáo

3

2

14

MC015

Dân số và phát triển

3

2

15

GD224

Lịch sử giáo dục

3

2

16

MC016

Cơ sở văn hóa Việt Nam

3

2

17

MC017

Đạo đức học đại cương

3

2

B

 

Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

100

 

I

 

Phần kiến thức cơ sở ngành

30

 

I.1

 

Các học phần bắt buộc

24

 

18

CN113

Toán cao cấp 1

3

1

19

CN114

Toán cao cấp 2

3

2

20

KT520

Pháp luật kinh tế

3

5

21

GD219

Giáo dục học đại cương

3

3

22

QL426

Quản lý hành chính nhà nước

3

4

23

KT523

Lịch sử  tư tưởng kinh tế 

3

3

24

KT524

Lịch sử kinh tế quốc dân

3

4

25

QL424

Khoa học quản lý đại cương

3

2

I.2

 

Các học phần tự chọn (sinh viên chọn theo nhóm chuyên môn của ngành sau. Chọn 2 trong 3 học phần dưới đây).

 

 

 

 

Nhóm học phần chuyên môn về kinh tế và quản lý giáo dục

6/9

 

26

QL434

Quản lý nhà nước về giáo dục

3

3

27

QL438

Lập kế hoạch  giáo dục

3

3

28

QL 431

Hệ thống thông tin trong quản lý giáo dục

3

3

 

 

Nhóm học phần chuyên môn về kinh tế và chính sách giáo dục (Chọn 2 trong 3 học phần dưới đây)

6/9

 

29

QL439

Phát triển nguồn nhân lực và quản lý nhân sự  trong giáo dục

3

3

30

QL433

Quản lý nhà nước về kinh tế - xã hội

3

3

31

KT 531

Kinh tế học công cộng

3

3

 

 

Nhóm học phần chuyên môn về kinh tế và tài chính giáo dục (Chọn 2 trong 3 học phần dưới đây)

6/9

 

32

KT532

Tài chính công

3

3

33

KT533

Nguyên lý kế toán

3

3

34

KT 534

Lý thuyết tài chính tiền tệ

3

3

II

 

Phần kiến thức ngành

57

 

II.1

 

Các học phần bắt buộc

45

 

35

KT535

Kinh tế phát triển

3

7

36

KT536

Kinh tế quốc tế

3

7

37

KT537

Kinh tế vĩ mô 1

3

4

38

KT538

Kinh tế vi mô 1

3

4

39

KT539

Kinh tế vĩ mô 2

3

5

40

KT540

Kinh tế vi mô 2

3

5

41

KT541

Ứng dụng công nghệ thông tin trong kinh tế

3

7

42

QL425

Khoa học dự báo

3

4

43

KT543

Kinh tế lượng

3

5

44

KT544

Kinh tế học giáo dục 1

3

4

45

KT545

Kinh tế học giáo dục 2

3

5

46

KT546

Kinh tế học bền vững

3

7

47

KT547

Tiếng anh chuyên ngành

3

7

48

QL440

Quản lý tài chính, tài sản trong giáo dục

3

6

49

KT540

Marketting giáo dục

3

5

II.2

 

Các học phần tự chọn (sinh viên chọn theo nhóm học phần chuyên môn của ngành sau)

 

 

II.2.1

 

Nhóm học phần chuyên môn về kinh tế và quản lý giáo dục (Chọn 4 trong 6 học phần dưới đây)

12/18

6

50

QL432

Quản lý dự án giáo dục

3

 

51

QL449

Quản lý đào tạo và quản lý học sinh, sinh viên

3

 

52

QL442

Quản lý hoạt động dạy học

3

 

53

QL441

Quản lý chất lượng

3

 

54

QL 451

Quản lý giáo dục nghề nghiệp

3

 

55

QL 447

Quản lý nhà trường và cơ sở giáo dục

3

 

II.2.2

 

Nhóm học phần chuyên môn về kinh tế và chính sách giáo dục (Chọn 4 trong 6 học phần dưới đây)

12/18

 

56

KT556

Kinh tế lao động

3

 

57

KT557

Phân tích chính sách

3

 

58

KT558

Chuẩn đoán trong giáo dục

3

 

59

KT559

Giới và phát triển kinh tế

3

 

60

KT560

Kinh tế đầu tư

3

 

61

KT 561

Quản trị chiến lược

3

 

II.2.3

 

Nhóm học phần chuyên môn về kinh tế và tài chính giáo dục (Chọn 4 trong 6 học phần dưới đây)

12/18

 

62

QL468

Xã hội hóa giáo dục

 

 

63

KT563

Quản lý chi tiêu công

3

 

64

KT564

Kế toán quản trị

3

 

65

KT565

Kế toán hành chính sự nghiệp

3

 

66

KT566

Kế toán máy

3

 

67

KT567

Kiểm toán căn bản

3

 

III

 

Phần kiến thức thực tập nghiệp vụ

7

 

68

KT568

Thực tập 1

3

6

69

KT569

Thực tập 2

4

8

IV

 

Phần khóa luận

6

 

70

KT570

Khóa luận

6

8

 

 

Học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp

 

 

71

KT571

Lý thuyết và thực tiễn về kinh tế giáo dục chuyên sâu

3

8

72

KT572

Kinh tế và phân tích chính sách giáo dục

3

8

 

 

Cộng

135

 

 

                                                                                                  Chương trình chưa bao gồm học phần GDTC và GDQP