Ngành công nghệ thông tin (Information Technology) , mã ngành 7480201

08-04-2021 00:00 Lượt xem: 4,913

Ngành công nghệ thông tin (Information Technology) , mã ngành 7480201

- Khoa phụ trách: Khoa Công nghệ thông tin – Truyền thông

- Trình độ đào tạo: Đại học

- Tên văn bằng sau tốt nghiệp: Cử nhân Công nghệ thông tin (Bachelor of Information Technology)

- Thời gian đào tạo: 4 năm

- Khối lượng chương trình đào tạo: 136 tín chỉ (chương trình ban hành năm 2020)


 

1. Giới thiệu ngành:

Hiện nay, ngành công nghệ thông tin là một trong những ngành học được chú trọng trong hệ thống đào tạo của Học viện Quản lý giáo dục cũng như các trường Đại học, Học viện khác có đào tạo ngành học này. Nó được xem là ngành đào tạo mũi nhọn hướng đến sự phát triển của công nghệ và khoa học kỹ thuật trong thời đại số hóa ngày nay.

Công nghệ thông tin là một ngành học được đào tạo để sử dụng máy tính và các phần mềm máy tính để phân phối và xử lý các dữ liệu thông tin, đồng thời dùng để trao đổi, lưu trữ và chuyển đổi các dữ liệu thông tin dưới nhiều hình thức khác nhau.

2. Triển vọng nghề nghiệp

Sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ thông tin có thể làm việc tại các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, công ty, dự án, các tổ chức giáo dục, ở các vị trí sau:

- Lập trình viên, giảng dạy, nghiên cứu, phân tích và phát triển phần mềm.

- Trưởng nhóm dự án, quản lý dự án công nghệ thông tin, phân tích và phát triển hệ thống thông tin, quản trị cơ sở dữ liệu.

- Quản trị hệ thống, quản trị mạng, phát triển các ứng dụng, dịch vụ mạng, các dịch vụ đa phương tiện

- Tư vấn về công nghệ thông tin.

3. Phương thức xét tuyển vào Học viện

3.1. Phương thức 1. Dựa vào xét tuyển học bạ THPT

3.1.1 Cách tính điểm:

Thí sinh sử dụng kết quả học tập THPT để xét tuyển vào Học viện Quản lý giáo dục theo kết quả học tập 03 học kỳ gồm HK1 năm lớp 11, HK2 năm lớp 11, HK1 năm lớp 12, cụ thể cách tính điểm xét tuyển học bạ như sau:  

- Điểm xét tuyển Học bạ = Điểm trung bình Học kỳ 1 năm lớp 11 + Điểm trung bình Học kỳ 2 lớp 11 + Điểm trung bình Học kỳ 1 lớp 12.

- Học viện nhận hồ sơ có điểm xét tuyển Học bạ đạt từ 17,0 điểm trở lên (năm 2021).

- Thí sinh được xét trúng tuyển ở phương thức xét tuyển dựa vào học bạ chỉ được công nhận trúng tuyển chính thức khi đã tốt nghiệp chương trình THPT của Việt Nam (giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên), hoặc đã tốt nghiệp trình độ trung cấp hoặc đã tốt nghiệp chương trình THPT của nước ngoài ở nước ngoài hoặc ở Việt Nam;

3.1.2. Hồ sơ đăng ký xét tuyển

- Phiếu đăng ký xét tuyển theo mẫu của Học viện.

- Bản photocopy công chứng học bạ THPT;

- Bản photocopy công chứng bằng tốt nghiệp THPT hoặc Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời (Đối với thí sinh tốt nghiệp năm 2021 có thể nộp bổ sung Giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT tạm thời sau khi trúng tuyển và làm thủ tục nhập học).

- Lệ phí xét tuyển: 30.000 đ/ hồ sơ (thí sinh nộp sau khi nhập học tại Học viện)

- Giấy chứng nhận ưu tiên (nếu có).

3.2 Phương thức 2. Sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT 2021

- Thí sinh sử dụng kết quả tổ hợp các bài thi/môn thi để xét tuyển vào các ngành theo các tổ hợp xét tuyển: A00; A01; D01; D10

- Thí sinh được hưởng Chính sách ưu tiên trong tuyển sinh (đối tượng, khu vực) theo Quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Cách thức đăng ký xét tuyển: Thí sinh đăng ký xét tuyển trên Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3.3. Phương thức 3. Tuyển thẳng.

- Học viện tuyển thẳng vào tất cả các ngành theo thứ tự ưu tiên từ đối tượng 1 đến đối tượng 5.

+ Đối tượng 1: Những thí sinh thuộc các đối tượng xét tuyển thẳng theo quy định trong Quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

+ Đối tượng 2: Thí sinh đạt giải nhất, nhì, ba, khuyến khích tại các kỳ thi học sinh giỏi cấp Tỉnh/Thành phố một trong các môn thuộc tổ hợp xét tuyển của Học viện hoặc đạt giải nhất, nhì, ba, khuyến khích tại kỳ thi khoa học kỹ thuật cấp Tỉnh/Thành phố;

+ Đối tượng 3: Thí sinh học tại các trường chuyên;

+ Đối tượng 4: Thí sinh có học lực loại giỏi 3 năm lớp 10, 11, 12 (đối với học sinh TN năm 2021 chỉ xét HK1 năm lớp 12);

+ Đối tượng 5: Thí sinh có học lực loại khá trở lên học kỳ 1 năm lớp 12, đạt chứng chỉ Tiếng Anh từ 5.0 IELTS hoặc tương đương trở lên.

- Hình thức nộp hồ sơ xét tuyển:

+ Đối tượng 1: Theo Quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo.

+ Đối tượng 2,3,4,5: Phiếu đăng ký xét tuyển thẳng (mẫu kèm theo) và bản sao công chứng hợp lệ các giấy tờ sau:

1. Giấy chứng nhận đoạt giải tại các Kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp Tỉnh/Thành phố hoặc tại Kỳ thi khoa học kỹ thuật cấp Tỉnh/Thành phố; (đối tượng 2)

2. Học bạ THPT; (Đối tượng 3,4,5)

3. Chứng chỉ Tiếng Anh từ 5.0 IELTS hoặc tương đương trở lên (đối tượng 5);

4. Giấy chứng nhận các đối tượng ưu tiên tuyển thẳng khác (nếu có).

- Thời gian nộp hồ sơ đăng ký và xét tuyển thẳng:

+ Đối tượng 1: Thí sinh gửi hồ sơ về Sở GDĐT theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

+ Đối tượng 2, 3, 4, 5: Thí sinh gửi hồ sơ về Học viện Quản lý giáo dục theo thời hạn quy định của Học viện Quản lý giáo dục và Bộ Giáo dục và Đào tạo.

4. Chương trình và kế hoạch đào tạo dự kiến

TT

Mã số

Học phần

Số tín chỉ

Học kỳ học

A

 

Khối kiến thức giáo dục đại cương

44

 

I

 

Phần kiến thức chung

19

 

1

MC001

Triết học

3

1

2

MC002

Kinh tế chính trị Mác - Lênin

2

2

3

MC003

Chủ nghĩa xã hội khoa học

2

3

4

MC004

Tư tưởng Hồ Chí Minh

2

4

5

MC005

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

2

5

6

MC006

Tiếng Anh 1

3

1

7

MC007

Tiếng Anh 2

3

2

8

MC010

Logic học

2

1

II

 

Phần kiến thức cơ bản chung của nhóm ngành

25

 

1

CN111

Toán cao cấp 1

3

1

2

CN112

Toán cao cấp 2

4

2

3

CN113

Toán cao cấp 3

4

3

4

CN114

Xác suất và thống kê

3

4

5

CN115

Phương pháp tính

3

4

6

CN116

Logic Toán

2

2

7

CN117

Tin học cơ sở

3

1

8

CN118

Lập trình cơ bản

3

2

B

 

Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

77

 

I

 

Phần kiến thức cơ sở ngành

38

 

I.1

 

Học phần bắt buộc

26

 

1

CN119

Cấu trúc dữ liệu và giải thuật

4

3

2

CN120

Lập trình hướng đối tượng

3

4

3

CN121

Toán rời rạc

4

4

4

CN122

Cơ sở dữ liệu

3

2

5

CN124

Kiến trúc máy tính

3

3

6

CN125

Hệ điều hành

3

3

7

CN126

Mạng máy tính

3

4

8

CN129

Công nghệ phần mềm

3

5

I.2

 

Học phần tự chọn (Chọn 4 trong 6 học phần)

12

5,6

 

 

Nhánh 1. KHMT và HTTT

 

 

1

CN127

Lý thuyết ngôn ngữ

3

 

2

CN128

Ngôn ngữ lập trình Python

3

 

3

CN147

Lập trình nâng cao

3

 

4

CN131

Học máy cơ bản

3

 

5

CN132

Hệ thống thông tin quản lý

3

 

6

CN135

Xử lý ảnh

3

 

7

 

Lý thuyết tối ưu

3

 

 

 

Nhánh 2. Mạng và TT đa phương tiện

 

 

8

CN134

Kỹ thuật đồ hoạ máy tính

3

 

9

CN136

Thiết kế đồ họa

3

 

10

CN137

Lập trình trò chơi cơ bản

3

 

11

CN138

Cơ sở truyền tin

3

 

12

CN139

Cơ sở dữ liệu đa phương tiện

3

 

13

 CN140

Kỹ thuật đa phương tiện

3

 

II

 

Phần kiến thức chuyên ngành

39

 

II.1

 

Học phần bắt buộc

24

 

1

CN143

Hệ quản trị cơ sở dữ liệu

3

3

2

CN141

Trí tuệ nhân tạo

3

5

3

CN142

An toàn thông tin

3

6

4

CN149

Lập trình trực quan

3

5

5

CN144

Lập trình web

3

6

6

CN145

Quản trị mạng

3

6

7

CN146

Lập trình mobile

3

7

8

CN123

Phân tích thiết kế HTTT hướng đối tượng

3

6

II.2

 

Học phần tự chọn (Chọn 5 trong 7 học phần)

15

7

 

 

Nhánh 1. KHMT và HTTT

 

 

1

CN130

Nhập môn khoa học dữ liệu

3

 

2

CN148

Ngôn ngữ lập trình PHP

3

 

3

CN150

Khai phá dữ liệu

3

 

4

CN151

Hệ thống phân tán

3

 

5

CN152

Kho dữ liệu

3

 

6

CN153

Xử lý dữ liệu thống kê

3

 

7

CN154

Quản lý dự án phần mềm

3

 

 

 

Nhánh 2. Mạng và TT đa phương tiện

 

 

8

CN156

Mạng không dây và di động

3

 

9

CN157

Lập trình mạng

3

 

10

CN158

An ninh mạng

3

 

11

CN159

Công nghệ thực tại ảo

3

 

12

CN160

Thiết kế và phát triển trò chơi

3

 

13

CN161

Phát triển hệ thống thương mại điện tử

3

 

14

CN162

Thiết kế Quảng cáo truyền hình

3

 

III

 

Phần kiến thức thực tập và tốt nghiệp

14

 

1

CN163

Thực tập 1

3

6

2

CN164

Thực tập 2

5

8

3

CN165

Đồ án tốt nghiệp

6

8

Tổng số

136

 

Áp dụng từ khóa 14 (nhập học năm 2020)